Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp  và cách phòng ngừa

Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp quanh năm chứ không chỉ xuất hiện theo mùa và theo nghiên cứu thì phần lớn người Việt Nam có nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do nhiễm phải vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Các bệnh tiêu hóa thường có những triệu trứng từ từ và không nguy hiểm nhưng đừng để đến khi bệnh trở nên nghiêm trọng thì mới đi khám và tìm cách chữa trị vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, nếu để lâu dễ dẫn đến trường hợp suy dĩnh dưỡng đối với trẻ nhỏ hoặc chuyển thành các bệnh nguy hiểm hơn như bệnh viêm loét dạ dày, viêm loát đại tràng, ung thư…. Vậy nên ngay khi thấy những dấu hiệu sau, bạn nên gặp bác sĩ để có giải pháp xử lý kịp thời.

Bệnh trào ngược axit


Trào ngược axit gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như chướng bụng, ợ nóng, khó tiêu, ợ chua. Điều này khiến bệnh nhân gặp nhiều bất tiện trong giao tiếp và sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân của bệnh trào ngược axit là do nồng độ axit trong dạ dày dư thừa, thức ăn lưu lại quá lâu khiến vận động của dạ dày bị rối loạn và sinh đầy hơi dồn lên phần thực quản.

Chứng rối loạn tiêu hóa


Mắc chứng rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cho dạ dày thường phản ứng lại bằng hiện tượng tiêu chảy, đau bụng, kém hấp thụ hoặc nhiễm khuẩn đường ruột.

Bệnh viêm loét dạ dày


Nếu thường xuyên xuất hiện các cơn đau ở phần trên rốn, giữa bụng khi bạn quá đói hoặc ăn quá no, khi làm việc căng thẳng hoặc thức quá khuya thì có thể bạn đã mắc bệnh viêm loét dạ dày. Dạ dày bị tổn thương sẽ làm suy giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất, khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, chán ăn. Khi cơ thể dần sút cân đi thì bệnh đã ở mức nghiêm trọng và khó điều trị hơn rất nhiều.
Vậy đâu là giải pháp cho các căn bệnh rối loạn tiêu hóa này. Chúng tôi xin đưa ra 1 số biện pháp do chúng tôi tổng hợp để các bạn có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Giải pháp phòng tránh các bệnh về tiêu hóa


– Cách đơn giản và hiệu quả nhất là bạn hãy hình thành cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh có giờ giấc khoa học.
– Ngay từ đầu cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế tới mức tối đa các chất có hại cho dạ dày như chất kích thích, rượu, bia…
– Hạn chế làm việc quá sức, luôn giữ cho tinh thần được thư giãn, giảm căng thẳng sẽ giúp dạ dày và hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh.

– Thực hiện khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 6-12 tháng/1 lần để có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thận, phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh và nhận được lời khuyên của bác sĩ về cách chăm sóc và điều trị tốt nhất.
Share To:
John Doey

Đỗ Mạnh Hồng

Vestibulum bibendum felis sit amet dolor auctor molestie. In dignissim eget nibh id dapibus. Fusce et suscipit orci. Aliquam sit amet urna lorem. Duis eu imperdiet nunc, non imperdiet libero.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét